Một Số Loại Cây Cảnh Mang Lại May Mắn, Tài Lộc (Phần 2)

Trồng cây cảnh trong nhà chính là hiệu pháp cân bằng và cải tạo sinh khí một cách đơn giản và dễ điều chỉnh nhất. Theo phong thủy, có nhiều loại cây được xem là “cây cát tường”, tức là cây có thể mang lại may mắn và sức khỏe cho cả gia đình.

Ngày đăng: 03-01-2015

19,562 lượt xem

Văn hóa truyền thống có câu “ danh chính ngôn thuận” ứng dụng trong phong thủy khá nhiều, cụ thể là qua việc đặt tên các loại cây cối luôn được cân nhắc để hướng tới yếu tố may mắn. Những loại cây được phong thủy xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà có thể hệ thống ra gồm những loại cây sau:

11. Trúc Hạnh Vận (Phát Lộc)

Còn được gọi là Trúc Phú Quý, người ta thường trồng một bồn Trúc Hạnh Vận và chăm sóc bằng nước sạch sẽ giúp cho cây ngày càng lớn, có tác dụng thúc đẩy vận mệnh rất tốt đối với những người thi đại học hay cao hơn nữa.

12. Hoa Mai

Mai là cây rất quen thuộc. Màu vàng của hoa Mai thuộc hành thổ trong ngũ hành. Theo quan niệm của người Việt, Thổ luôn nằm ở vị trí trung tâm và màu vàng tượng trưng cho sự thịnh vượng và phát triển. Mai đã từng được người Trung Quốc coi là quốc hoa, ngày nay là Mẫu Đơn.

Mai nở hoa lúc đông xuân giao mùa, “ độc thiên hạ nhi xuân” nên còn có tên là “hoa Báo Xuân” .

 

Do mọi người cho rằng năm cánh hoa của nó là năm thần cát tường, tượng trưng ngũ phúc: vui vẻ, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình. Do đó, có bức tranh “ Mai khai ngũ phúc” cũng phù hợp với âm dương ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ, thể hiện mong muốn gia đình được may mắn hạnh phúc trọn vẹn.

 

 

 

13. Thanh Long

 

Thanh long là một loài cây hay được trồng để lấy quả, thuộc chi họ xương rồng. Người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ. Nó cũng được trồng ở các nước như Trung Quốc, Đài Loan và trong khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Malaisya, Thái Lan, Philippines. Thanh long là linh vật thiêng bậc nhất trong tứ tượng, bốn thánh thú trong chòm sao ( Thanh Long của phương Đông, Chu Tước của phương Nam, Bạch Hổ ở phương Tây, Huyền Vũ của phương Bắc).

Thanh long còn mang ý nghĩa cát tường và thịnh vượng. Cây thanh long trong nhà vào ngày xuân mang đến phú quý, sức khỏe và vận may cho gia đình. Đây là món quà độc đáo và rất ý nghĩa mà mọi người dùng tặng nhau để nói thay cho lời chúc an khang mỗi dịp xuân về.

14. Cây Cát Tường

    Cát ( Kiết) có nghĩa là tốt, tường có nghĩa là phước lành. Cát Tường ý nói đến những điều may mắn, tốt lành, hạnh thông mọi việc. Cây Cát Tường tượng trưng cho “ cát tường như ý”.

15. Cây ngọc bích

    Ngọc bích có nguồn gốc từ châu Á. Dựa vào ứng dụng phong thủy của Trung Quốc cổ đại, cây ngọc bích được đặt đúng vị trí mang lại sức khỏe và sự may mắn.

    Với đặc tính rất dễ nhân giống, chỉ cần lấy một chiếc lá đặt xuống đất ẩm nó sẽ nảy mầm mọc thành cây mới, ngọc bích còn là biểu tượng của sự chia sẻ và tình bạn. Ngoài ra, cây ngọc bích còn được gọi là cây thường xanh. Ở rất nhiều nước, cây thường xanh biểu tượng cho tuổi trẻ vĩnh hằng. Đây là loài cây không ưa nước, do đó hãy để chúng trong nhà thoáng mát, đủ ánh sáng và nơi có nhiệt độ ban đêm thấp.

    Lá ngọc bích có hình trứng, nhỏ như đồng xu, mọng nước. Là loài lá nhỏ nên ngọc bích được coi là cây thuộc hành Kim, do đó nên đặt chúng ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Nếu đặt chúng ở hướng Đông Nam (khu vực tài lộc) thì năng lượng Kim của nó sẽ xung khắc với năng lượng Mộc ở hướng đó.

Các thương gia Trung Quốc tin rằng, ngọc bích có tác dụng chiêu tài do vậy họ sẽ thường đặt nó ở bên quầy thu ngân, máy đếm tiền... Có người lại bài trí cây tại lối đi vào các cửa hàng, cửa hiệu nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc. Ngọc bích còn có tác dụng tốt về mặt sức khỏe, vì thế có thể đặt cây ở bên cửa sổ ngôi nhà bạn.

16. Cây kim tiền

Kim tiền thuộc cây cảnh họ thiên nam tinh, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất, trên mặt đất không có thân chính; mầm nảy nhiều và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy kim tiền được coi là cây "phát" - kim phát tài.

Trong môi trường tự nhiên, kim tiền phát triển rất nhanh, có thể thành cây có bóng râm to cao. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.

Được coi là loại cây "phú quý", có tác dụng chiêu tài nên kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương.

Bạn hãy chọn cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh. Những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều "lộc" nhất. Nên bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn.

17. Cây lê phụng cơ

Lê phụng cơ còn có tên là lê tiểu phụng, thuộc họ dứa, có nguồn gốc từ vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là loại cây ưa ẩm mát, có khả năng chịu bóng. Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường ít ánh sáng lâu ngày, màu lá sẽ thay đổi.

Cây có vẻ ngoài đẹp mắt nhờ dáng lá và hoa. Những chiếc lá nhỏ, dài với mép dạng lượn sóng đầy quyến rũ. Mặt lá có đường vân dài thanh thoát chạy theo chiều dọc. Hoa có màu trắng hoặc xanh lá cây nhạt.

Điều đáng quý ở loài cây này là sức sống bền lâu, thời gian nở hoa dài và cách chăm sóc rất đơn giản. Đất trồng không cần màu mỡ, thậm chí, chỉ cần trồng trên trấu hun. Tuy nhiên, đất cần thoáng, ẩm, thoát nước tốt. Hệ rễ của cây không phát triển lắm nên cách bổ sung dinh dưỡng hiệu quả nhất cho cây là bón phân qua lá.

Về mặt phong thủy, lê phụng cơ có công dụng khai vận rất tốt. Nó là món quà ý nghĩa trong dịp mừng lễ tết, mừng khai trương, thăng chức.

Nếu trồng trong nhà, cây có tác dụng thúc đẩy không khí gia đình hòa thuận, tăng cường tình yêu đôi lứa... Cũng có thể trưng bày cây tại phòng họp, khách sạn, văn phòng, nhà hàng... để tăng cường tài lộc. Vị trí đẹp để đặt cây là hướng Đông và hướng Đông Bắc.

18. Cây phất dụ

Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Trung Quốc: phất dụ đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ.

Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phất dụ xanh – biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất dụ rồng – còn goi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc – xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…

Trồng cây phất dụ (phát tài) không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm.

Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.

Phất dụ tượng trưng cho ngũ hành vì vậy nó rất may mắn, ngũ hành của phất dụ như sau:

Mộc: Bản thân cây phất dụ.

Thổ: Nơi cây sinh sôi.

Thủy: Nguồn dinh dưỡng, nuôi cây lớn.

Hỏa: Khi trồng cây trong loại chậu có gốm màu nâu.

Kim: Khi trồng cây trong loại chậu cảnh làm bằng kính.

Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận. Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy.

Ngoài ra còn một số loài cây khá được ưa chuộng bởi những tên gọi mang ý nghĩa may mắn, hướng đến nhiều mong ước của các gia chủ.

Có thể kể đến cây Cần Thăng ( mong muốn thăng quan tiến chức), cây Trạng Nguyên, Đỗ Quyên ( học giỏi, đỗ đạt), cây Đào, Mai, Hồng ( duyên tình tươi thắm), Hướng Dương, Cúc Vàng ( đón ngày mới ấm áp tự tin). Hoa Sen thanh tịnh và nhất là Sen Phật Bà tượng trưng cho lòng thành kính hướng thiện. Các loài hoa cắt cành, ngoài hoa Hồng và, Phong Lan thì Cát Tường mang ý nghĩa may mắn, hanh thông mọi chuyện. Thiển Điểu với ý nghĩa tượng trưng cho sự phóng khoáng, bay nhảy cũng là loài cây được ưa chuộng.

 Một số điều lưu ý: 

Nhiều người kiêng bày những quả gai góc lên bàn thờ gia tiên và thường chọn những quả tròn đầy. Nên bày 5 loại quả với các màu khác nhau.

Nhiều người kị bày hoặc tặng nhau dưa hấu bởi câu "xanh vỏ đỏ lòng" gian trá, không hay.

Một số loài hoa không nên chơi trong dịp lễ lớn như hoa ly hàm ý chia ly, không vui.

Hoa trên bàn thờ màu vàng là tốt nhất, đặc biệt là hoa cúc.

 

Tổng hợp

 

 

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html