Cây Thuốc Chữa Bệnh Trang Trí Nội Thất | Thuê Cây Nội Thất

Cây xanh có tác dụng thần kỳ trong việc chữa trị bệnh tật, xoa dịu tinh thần và hiện nay khoa học vẫn chưa nghiên cứu hết được.

Ngày đăng: 25-09-2014

4,771 lượt xem

CÂY LƯỢC VÀNG

cây lược vàngCây lược vàng còn có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng nội thất, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp.

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học dịch ép từ cây lược vàng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư, làm tăng quá trình biến dưỡng, làm tăng khả năng bảo vệ cơ thể và đồng thời thúc đẩy quá trình tái sinh (đổi mới) các tế bào trong cơ thể.

MỘT SỐ CÁCH DÙNG CÂY LƯỢC VÀNG

Đặt cạnh bệnh nhân: cây lược vàng có khả năng tẩy uế không khí ô nhiễm trong phòng, phóng thích những chất có ích cho việc điều trị các bệnh thuộc đường hô hấp. Nên đặt những chậu cây lược vàng bên cạnh chỗ nằm của bệnh nhân viêm phổi hoặc ung thư phổi.

Dạng dầu: Dùng để bôi hoặc xoa bóp chữa các bệnh ngoài da, trị viêm khớp, giảm đau toàn thân.

Dạng thuốc mỡ: được dùng để bôi lên các vùng da bị tê cóng, bầm tím, viêm loét da, và còn được áp dụng để chữa các trường hợp viêm khớp, cứng khớp và đau nhức.

Chú ý: nên chọn những cây có ít nhất 9 – 10 đốt trở lên (không ngắn dưới 20cm), và có màu tím sậm vì lúc đó hàm lượng chất kích thích sinh học trong cây đạt mức tối đa.

Nguồn : http://www.caythuoc.vn

CÂY MÃ ĐỀ:

Cây mã đề chịu bóng, Được dùng làm cây nội thất vì hình dáng đẹp, màu sắc xanh tươi. Lá tròn đều sang trọng.Đặc biệt cây có khả năng hấp thụ khí độc và các kim loại nặng.

Mã đề có tính hàn, vị ngọt, không độc, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thấm bàng quang thấp khí, thanh phế nhiệt, thanh can phong nhiệt, làm long đàm.

Một số bài thuốc:

Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mã đề 20 g, Nhân trần 40 g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hãm như chè để uống, ngày uống 100-150 ml.

Chữa viêm phế quản: Mỗi ngày dùng 6 – 12g hạt mã đề hay dùng cả cây sắc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa chốc lở ở trẻ nhỏ: Dùng một nắm rau mã đề tươi, rửa sạch thái nhỏ – nấu với 100g -150g giò sống, cho trẻ ăn liền trong nhiều ngày sẽ khỏi. Nếu trẻ nhỏ ăn canh này thường xuyên phòng được chốc lở.

Chữa chứng sốt xuất huyết: Mã đề tươi 50g – củ sắn dây 30g -nước 1 lít sắc còn lại một nửa chia 2 lần uống vào lúc đói trong ngày – uống như vậy 3 ngày các ngày sau mỗi ngày uống 1 lần.

Chữa chứng ngứa đau ở bộ phận sinh dục: Lấy một nắm to hạt mã đề nấu lấy nước ngâm rửa thường xuyên sẽ khỏi (theo Nam Dược Thần hiệu)…

HUYẾT DỤ

Cây huyết dụHuyết dụ có màu sắc tươi tắn, cây chịu bóng, rất dễ trồng trong chậu, việc chăm sóc dễ dàng, đặt cây huyết dụ trong nội thất làm tăng tính động trong không gian sinh hoạt của bạn.

Theo đông y, huyết dụ vị nhạt, tính mát, tác dụng làm mát máu, bổ huyết, cầm máu lại vừa làm tan máu ứ, giảm đau phong thấp nhức xương trị rong kinh, xích bạch đới, kiết lỵ, lậu, sốt xuất huyết, thổ huyết, ho ra máu, tiểu tiện ra máu.

Sau đây là những phương thuốc trị liệu có dùng huyết dụ:

- Chữa chứng sốt xuất huyết (kể cả các xuất huyết dưới da): Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá sao đen 20g, cỏ nhọ nồi 20g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

Chữa ho ra máu, chảy máu cam và chảy máu dưới da: Lá huyết dụ tươi 30g, trắc bá diệp sao cháy 20g, cỏ nhọ nồi 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

- Chữa ho ra máu: Lá huyết dụ 10g, rễ rẻ quạt 8g, trắc bách diệp sao đen 4g, lá thài lài tía 4g, tất cả phơi khô, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

- Chữa các loại chảy máu (kể cả xuất huyết tử cung, tiêu chảy ra máu): Lá huyết dụ tươi 40 – 50g (nếu sử dụng lá khô, hoa khô lượng chỉ bằng nửa lá tươi), sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần. Không dùng cho phụ nữ sau khi nạo thai hoặc đẻ sót rau.

- Chữa bạch đới, khí hư, lỵ, rong huyết, viêm dạ dày, viêm ruột, trĩ nội, hậu môn lở loét ra máu: Huyết dụ tươi 40g, lá sống đời (lá bỏng) 20g, xích đồng nam (lá băn) 20g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

- Chữa vết thương hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ (cả lá, hoa, rễ) 30g, huyết giác 15g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần.

- Chữa đi tiểu ra máu: Lá huyết dụ tươi 20g, rễ cây rang 10g, lá lẩu 10g, lá cây muối 10g, lá tiết dê 10g. Tất cả rửa sạch để ráo nước, giã nát vắt lấy nước cốt uống.

- Chữa kiết lỵ: Lá huyết dụ tươi 20g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20g, giã nát cho vào chút nước vắt lấy nước cốt uống ngày 2 lần.

 http://www.caythuoc.vn/cay-huyet-du-thao-duoc-chua-cam-mau-hieu-qua.html#more-139

LÔ HỘI

cây nha đamCây Lô hội không những nổi tiếng với khả năng lọc không khí, điều hòa độ ẩm mà nó còn được dùng rộng rãi trong các bài thuốc hoặc món ăn

Thành phần hóa học: Hoạt chất chủ yếu của lô hội là aloin bao gồm nhiều antraglucosid dưới dạng tinh thể, vị đắng và có tác dụng nhuận tẩy, chiếm tỷ lệ 16-20%. Các nhà khoa học còn thấy lô hội chứa một ít tinh dầu màu vàng có mùi đặc biệt, nhựa cây chiếm 12-13% cũng có tác dụng tẩy.

Chữa bỏng: Khi bị bỏng nhẹ, lấy lá lô hội cắt từng đoạn rồi xẻ mỏng, áp vào da để nhựa cây tiếp xúc với chỗ bỏng, da sẽ mát và lành ngay.

Trị mụn: Lá lô hội tươi bóc vỏ, lấy phần gel tươi, xoa lên vùng bị trứng cá, ngày làm 1 lần. Làm liên tục nhiều ngày.

Giảm lượng mỡ trong máu: Theo nghiên cứu của Viện Y tế quốc gia (NIH) nếu uống 10-20 ml nước ép lô hội hằng ngày trong vòng 12 tuần có thể giảm lượng cholesterol trong máu xuống 15%, giảm lượng Lipoprotein xấu tới 18 % và chất béo trung tính (triglycerides) giảm 25-30%.

Bệnh xơ gan cổ chướng: Lấy một nắm cây lô hội gọt bỏ phần có gai hai bên lá, một chút mật ong nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).

Tác giả: Lã Đức Tuấn

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html