Chăm sóc cây cúc Vạn Thọ

Cảm giác se se lạnh vào mỗi buổi sáng sớm mỗi khi thức giấc có lẽ các bạn đều cảm nhận được có phải không nhỉ? Không khí tết đã dần dần lan tỏa và chúng ta ai cũng cảm nhận được điều đó. Tết đến xuân về muôn hoa đua nở, vạn vật đều trở nên tươi vui, đầy sắc màu. Mùa xuân – mùa của muôn hoa khoe sắc, phô diễn những gì tốt đẹp nhất mà mình có. Nhắc đến tết, có một loài hoa luôn gắn liền với không khí tết từ thời xưa đến nay đó chính là hoa cúc – Vạn Thọ.

Ngày đăng: 29-01-2019

3,027 lượt xem

Chăm sóc cây cúc – Vạn Thọ

1. Giới thiệu

Cảm giác se se lạnh vào mỗi buổi sáng sớm mỗi khi thức giấc có lẽ các bạn đều cảm nhận được có phải không nhỉ? Không khí tết đã dần dần lan tỏa và chúng ta ai cũng cảm nhận được điều đó. Tết đến xuân về muôn hoa đua nở, vạn vật đều trở nên tươi vui, đầy sắc màu. Mùa xuân – mùa của muôn hoa khoe sắc, phô diễn những gì tốt đẹp nhất mà mình có. Nhắc đến tết, có một loài hoa luôn gắn liền với không khí tết từ thời xưa đến nay đó chính là hoa Cúc – Vạn Thọ.

Hình 1: cúc - Vạn Thọ mang đến sự tươi sáng, đầy năng lượng cho người ngắm nhìn chúng.

2. Đặc điểm Cúc – Vạn Thọ

Cây hoa Cúc – Vạn Thọ là một loài cây thân thảo có chiều cao khá khiêm tốn, một cây trưởng thành chỉ cao từ 0,6m đến 1m. Tuy nhiên, loài cây này lại rất chắc khỏe và phân cành nhánh rất nhiều. Bởi vậy, nên khi trồng đơn lẻ từng cây thì chúng vẫn rất xum xuê. Lá mọc xen kẽ hoặc đối xứng nhau, có rãnh như lông vũ, phiến lá hình mác, vành lá và lưng lá có các đốm dầu, có mùi thơm nhẹ, rất dễ chịu. Hoa mọc đơn lẻ trên đỉnh, có màu vàng hoặc màu vàng cam. Quả bế dài, nhỏ.

Cúc mâm xôi ngày Tết

Hình 2: Đặc điểm của Vạn Thọ

Mỗi màu của hoa Vạn Thọ lại thể hiện một hàm ý khác nhau, bạn nên xem xét kỹ trước khi mua hoặc dùng làm quà tặng:

- Hoa Cúc – Vạn Thọ màu cam: là biểu tượng của sức khỏe và cuộc sống trường thọ.

- Hoa Cúc – Vạn Thọ màu vàng: tượng trưng cho tinh thần lạc quan, tương lai tươi sáng.

Kết quả hình ảnh cho cúc vạn thọ

Hình 3: Cúc – Vạn Thọ với màu vàng hoặc màu cam của giống thuần

Cúc – Vạn Thọ ưa thích khí hậu nóng ẩm và đầy đủ ánh sáng. Cúc – Vạn Thọ thích hợp trồng chậu làm cây cảnh hoặc trồng bồn hoa trang trí sân vườn.

Cúc – Vạn Thọ giống như một biểu tượng cho ngày tết, nó luôn luôn hiện hữu trong mỗi ngôi nhà, nó được dùng để bàn trang trí phòng khách hay để ở trước của nhà.

Hiện nay, có rất nhiều chủng loại màu sắc, hình dạng khác nhau.

Hình 4: giống Vạn Phúc Pháp

3. Chăm sóc Cúc – Vạn Thọ

Cúc – Vạn Thọ thuộc loại dễ trồng, dễ chăm sóc, dễ sống, thích nghi với khí hậu Việt Nam, là cây ưa sáng nhưng có thể chịu bóng bán phần, khả năng chịu hạn kém, cần thường xuyên tưới nước để cây phát triển và hoa lâu tàn. Phân bón bạn có thể dùng phân NPK hoặc bánh đậu phụng để bón.

Hình ảnh có liên quan

Nếu Cúc – Vạn Thọ mà bạn mua đã ra hoa thì bạn chỉ cần tưới nước, cho cây nhận ánh sáng đầy đủ là được.

Nếu bạn muốn thử sức mình, tự bản thân hưởng thụ thành quả do mình tạo ra bằng cách gieo hạt thì bancaynoithat.com sẽ chia sẻ với bạn cách để trồng cây Cúc – Vạn Thọ từ hạt giống cho đến khi ra hoa.

- Giai đoạn cây con

Đất gieo hạt (giá thể ) phải tơi xốp, nhuyễn, thoát nước nhanh và để rễ phát triển tốt,

Đất phải sạch để tránh gây bệnh cho cây con.

Kết quả hình ảnh cho cúc vạn thọ

Hỗn hợp đất gồm 3 phần: tro trấu phải xả nước nhiều lần để giảm độ mặn, đất cát hoặc đất thịt, xơ dừa và phân chuồng ủ hoai. Hỗn hợp trên trộn theo tỷ lệ 10:4:1 là tốt.

Có thể dùng bầu nilon, lá chuối hay bầu giấy kích thước bầu 4cm x 6cm, chuyên nghiệp hơn thì dùng khay chuyên dụng. Hiện nay đa số gieo trực tiếp trên liếp.

Tưới nước vào bầu hay đất gieo trước khi gieo hạt. Mỗi bầu chỉ cho một hạt nếu gieo từng hạt thì chú ý cắm đầu nhỏ của hạt xuống đất. Khi gieo xong thì chỉ tưới nhẹ lại cho đủ ẩm (nên dùng vòi phun chuyên dụng).

Sau khi chuẩn bị bầu xong, cho gieo hạt vào bầu và tưới nước cho ẩm, sau 3-5 ngày hạt sẽ nẩy mầm, giai đoạn này cần che nắng cho cây con. 5 ngày sau khi gieo thì bắt đầu nhấc giàn che cho cây con phát triển, sáng nhấc giàn che ra đến 10h đậy lại. Và sau 10 ngày thì nhấc giàn che hoàn toàn để cây phát triển tốt.

Trong giai đoạn này chú ý khi tưới cần tưới nhẹ, hạt nước nhỏ tránh làm xay xát cây con.

Hình 5: Vạn Thọ lúc còn là cây non

- Giai đoạn cây trưởng thành

>> Trồng ra đất

Đất cày tơi xốp, dùng 3 khối phân chuồng, 100kg lân  và 50kg vôi để bón lót cho 1000m2.

Luống trồng: lên luống chiều ngang từ 100 – 150 cm, chiều cao từ 20 – 35 cm. Mùa nắng có thể thấp nhưng về mùa mưa thì lên luống cao hơn để tránh ngập úng.

Hình ảnh có liên quan

Khoảng cách: cây cách cây là 25 – 30cm, hàng cách hàng 30 – 35 cm.

>> Trồng vào chậu (giỏ tre)

Loại giỏ: giỏ tre hoặc chậu nhựa. Có thể trồng 1, 2, 3 hay 5 cây một chậu, kích thước chậu thông dụng 20 – 25 cm sử dụng trồng 1 hay 2 cây đối với Cúc – Vạn Thọ lùn. Trồng nhiều cây hơn cần chậu lớn hơn.

Cúc – Vạn Thọ cao thì giỏ trồng có đường kính 25-30cm hay lớn hơn tùy số cây.

Hình ảnh có liên quan

Giỏ tre thì dùng túi nilon có đường kính thích hợp lót trong giỏ, chú ý là nhớ cắt đáy để thoát nước.

Đất trồng trong giỏ được trộn như sau: 500kg đất thịt + 300 kg phân chuồng hoai nhuyễn + 10 kg bánh dầu xay nhuyễn + 300kg tro trấu, tỷ lệ trên dùng cho 1000 giỏ trồng, chú ý giỏ chỉ vô đất khoản ½ giỏ, phần còn lại khi bón thúc sẽ lấp đầy.

Kết quả hình ảnh cho cúc vạn thọ

Sau khi chuẩn bị giỏ trồng xong, tiến hành trồng cây con vào, chú ý chỉ lấp đất tới cặp lá mầm và trồng vào buổi chiều mát. Trong 3 ngày đầu chỉ tưới  trước khi trời nắng gắt để cây chịu đựng tốt. Sau đó tưới mỗi ngày 3 lần vào sáng sớm (tưới nhiều), 10h sáng tưới lần 2 và 16h chiều tưới lần 3 (2 lần sau tưới ít, vừa đủ). Nếu gặp trời mưa thì hạn chế nước ưới tối đa.

>> Lưu ý:

a. Bón phân

Trồng ra đất:

- 10 ngày sau khi trồng dùng: 1kg DAP bón cho 1000 cây, hòa tan trong nước tưới vào gốc hoặc bón rải giữa 2 hàng cây.

- 10 ngày  sau ta bón lại và dùng 2kg DAP cho 1000 cây ,

- 10 ngày sau nữa ta sử dụng 3kg 16-16-8 bón thúc cho cây. Đồng thời lấp đất vào chân (vun đất vào gốc)

Kết quả hình ảnh cho cúc vạn thọ

Trồng trong chậu:

Bánh dầu rất tốt cho hoa Cúc – Vạn Thọ nên được sử dụng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, dùng 10 kg bánh dầu ngâm với 50L nước (nên ngâm trước khi gieo hạt ít nhất là 20 ngày).

15 ngày sau khi trồng nên tưới phân lần đầu, nồng độ tưới thấp hơn bình thường, pha 400 lít nước với 5 lít nước bánh dầu và 200 gram phân NPK 16:16:8 tưới cho 1.000 giỏ, sau đó cứ 10 ngày thì tưới phân 1 lần, những lần sau tăng lượng nước bánh dầu lên 6 lít. Nếu không có bánh dầu thì dùng công thức bón phân như trồng ra đất.

Bón thúc: 15 ngày sau khi trồng ra giỏ, bón thúc cho đầy chậu, dùng 300kg tro trấu + 100kg phân chuồng khô hoai + 500kg  đất.

Hình ảnh có liên quan

Lưu ý : khi Vạn Thọ được 45-50 ngày tuổi (nụ hoa đã lớn) thì ngừng bón phân, tránh lạm dụng phân làm nụ hoa bị khô.

b. Cơi ngọn cúc Vạn Thọ

Sau khi trồng được 30 – 35 ngày là cây vạn thọ đủ kích thước để cơi ngọn (bấm đọt), (Trồng tết cơi ngọn từ ngày 26 -30/11 âm lịch) đối với cây phát triển tốt thì ta có thể cơi ngọn và để lại 5-6 cặp lá, cây phát triển kém thì để lại 4 căp. Cứ 1 cặp lá sẽ cho ta 2 bông chính sau này.

Khi cơi ngọn xong ta có thể sử dụng phân bón lá có gốc lân cao để tạo mầm chồi từ nách lá cho tốt. Khi nụ chính vươn lên cao thì ta tiến hành lặt chèo, bỏ tất cả các chồi nhỏ trong các nhánh chính, chỉ để lại nụ chính thi hoa mới lớn, vun tròn và đẹp.

*  Lưu ý: Nếu Cúc – Vạn Thọ trổ sớm thì không nên lặt chèo.

c. Kỹ thuật xử lý ra hoa:

Nếu hoa có khả năng nở sớm hơn dự định, cần hãm tốc độ nở hoa bằng cách tưới thêm phân urê theo tỷ lệ 10gram/ 10 lít nước để tưới, tưới ngày 2 lần (sáng, chiều) để kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, công việc này thực hiện lúc cây 50 ngày tuổi.

Nếu thấy hoa Cúc – Vạn Thọ có khả năng nở muộn hơn dự định thì có thể xử lý bằng cách ngưng tưới nước 1-2 ngày để cây có triệu chứng thiếu nước nặng, khi lá vừa héo rũ thì nên tưới nước lại vừa đủ ướt đất trong giỏ, những ngày tiếp theo tưới nước đậm pha với bánh dầu (6 lít nước bánh dầu với 400 lít nước) để cây chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Có thể sử dụng Nitrat Kali (KNO3) theo nồng độ khuyến cáo để kích thích ra hoa sớm.

d. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại bệnh thường gặp nhất là héo tươi do nấm, quăn đọt do bọ trĩ truyền virus.

Bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm quá cao, không cân đối dinh dưỡng, khi mưa lớn hoặc tưới mạnh gây xay xát cho cây. Có thể phòng bằng các loại thuốc như Aliette, Rovral, Daconil, Foraxyl phòng trừ các bệnh do nấm gây hại, dùng Starner phòng bệnh do vi khuẩn.Trường hợp bị virus nên nhổ bỏ cây bệnh ra xa khỏi khu vực trồng hoa để tránh lây lan.

Cúc – Vạn Thọ thường bị sâu vẽ bùa và sâu ăn lá gây hại, có thể dùng Tregart, Regent để ngừa và trị sâu vẽ bùa, dùng Sherpa, Supracide để phòng và trị sâu ăn lá. Để hoa nở đẹp và đầy đặn, giai đoạn cây có nụ bổ sung thêm kali cho cây .

Hoa Cúc – Vạn Thọ nên bố trí trồng ở những nơi thoáng mát, không bị bóng rợp, cần theo dõi liên tục quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời có biện pháp xử lý. Vào giai đoạn hoa bắt đầu ló ngòng, nên liên tục phun thuốc trừ sâu có mùi nặng (Viphenxa, Supracide) pha loãng để xua đuổi bướm không đẻ trứng.Cần sử dụng thêm phân bón lá thích hợp qua từng giai đoạn của cây để cây cho hoa đẹp, lâu tàn.

Vào những ngày cuối năm giáp tết, thời tiết hay nắng nóng khi mang đi tiêu thụ, cần cung cấp đủ lượng nước cho cây thì hoa mới đẹp và lâu tàn.

 

Cách chăm sóc Cúc – Vạn Thọ bằng hạt được giới thiệu trên đây có số lượng khá lớn vì thế nếu bạn trồng với số lượng ít hơn bạn nên tính tỉ lệ để có thể chăm sóc cây tốt hơn.

Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp ích được cho mọi người trong việc chăm sóc Cúc – Vạn Thọ, một loài hoa đầy ý nghĩa này nhé.

 

Sưu tầm và tổng hợp

Lý Thị Thảo

 

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha

google-site-verification: googlef17ff500e5b464e2.html